Thời kỳ cuối Tấn_Thành_Đế

Sau cái chết của Vương Đạo, Dữu Lượng tiếp tục kế hoạch của mình nhắm tới một chiến dịch chống lại Hậu Triệu, và điều này đã dẫn tới việc Hoàng đế Hậu Triệu là Thạch Hổ (石虎) phản ứng lại vào cuối năm 339. Quân Hậu Triệu gây nên thiệt hại rất lớn cho nhiều thành trì và căn cứ của Tấn ở phía bắc Trường Giang và chiếm được Chu Thành (邾城, nay thuộc Hoàng Cương, Hồ Bắc). Bị làm nhục, Dữu Lượng đã hủy bỏ kế hoạch về một chiến dịch Bắc tiến, ông chết vào đầu năm 340.

Cũng trong năm 340, Mộ Dung Hoảng chính thức yêu cầu được ban cho tước hiệu Yên vương. Sau các tranh cãi kéo dài giữa các đại thần chủ chốt về việc liệu Mộ Dung Hoảng có còn là một chư hầu trung thành hay không, Thành Đế đã quyết định rằng yêu cầu này sẽ được thực hiện.

Vào mùa xuân năm 341, Đỗ Hoàng hậu mất. Thành Đế đã lập một hoàng hậu khác.

Cuối năm đó, Thành Đế lệnh rằng dân lánh nạn từ Hoa Bắc và Hoa Trung đã chạy về phía nam vào thời Hoài ĐếMẫn Đế, phải đăng ký hộ tịch theo quận đang sống sống chứ không còn được giữ lại hộ tịch tại quận bản quán. Động thái này cho phép các quận địa phương có được nguồn nhân lực lớn hơn và giảm bớt sự dư thừa của các chính quyền địa phương..

Vào mùa hè năm 342, Thành Đế bị bệnh nặng. Ông có hai người con trai là Tư Mã PhiTư Mã Dịch, khi ấy vẫn còn trong nôi, với người thiếp Chu quý nhân. Dữu Băng sợ rằng nhà họ Dữu sẽ mất đi quyền lực nếu một vị hoàng đế trẻ được định nên đã thuyết phục Thành Đế rằng trong lúc Đông Tấn đang phải đối mặt với một Hậu Triệu có thế lực mạnh mẽ thì nên chỉ định một vị hoàng đế lớn tuổi hơn. Thành Đế đồng ý và chỉ định em trai mình, Tư Mã Nhạc làm người kế vị bất chấp phản đối từ Hà Sung. Thành Đế đã ban một chiếu thư ủy thác các con trai mình cho Dữu Băng, Hà Sung, Tư Mã Hi (司馬晞), Tư Mã Dục (cả hai đều là thúc phụ), và Gia Cát Khôi (諸葛恢). Sau đó ônh qua đời và được truy thụy hiệuThành hoàng đế (成皇帝), miếu hiệuHiển Tổ (显祖. Người kế vị ông đúng như chỉ định là Nhạc vương.